Hiện nay trong công việc và đời sống anh em dễ dàng bắt gặp dây curoa, đặc biệt là với ngành chế tạo ô tô và xe máy. Tuy nhiên không phải anh em nào cũng nắm được thông tin đầy đủ về dây curoa như ứng dụng, phân loại và thương hiệu nên dùng, thế nên đừng bỏ qua bài chia sẻ đây của TTH nhé.
Dây curoa là gì?
Đó là tên gọi có nguồn gốc xuất xứ từ Pháp – Courroie (mang nghĩa là đại truyền) được dùng để chỉ một phụ kiện quan trọng của truyền động công nghiệp sở hữu khả năng kết nối và truyền năng lượng cho bánh răng.
Các dây curoa thông thường sẽ được mắc vòng quay puly (ròng rọc), có thể nối xoắn giữa các puly hoặc mắc song song. Tốc độ của của vòng quay sẽ được điều chỉnh dựa trên việc tăng giảm kích cỡ của puly.
→ Thông số kỹ thuật
Mỗi loại dây curoa trên thị trường sẽ có những thông số kỹ thuật (kích thước, đai thang,…) khác nhau, đồng thời cũng có sự thay đổi về ký hiệu trên dây, chi tiết như sau:
- Đối với dây đai M, K, A, B, C, D sẽ được đọc: tên dây đai + chu vi.
- Đối với dây đai công nghiệp có công suất 3V, 5V, 8V sẽ được đọc: tên dây đai + chu vi.
- Đối với dây đại tính theo hệ mm (SPZ, SPA, SPB, SPC), (M, K, A, B, C, D, E).
- Đối với dây đai công nghiệp (SPZ, SPA, SPB, SPC), sẽ được đọc: Tên dây đai + chu vi (mm).
- Đối với dây đai (M, K, A, B, C, D, E), sẽ được đọc: Tên dây đai + chu vi (mm).
Phần chữ: Là phần bảng đai, thể hiện cho kích thước của mặt cắt ngang (trong đó bề rộng đáy lớn hình thang là kích thước quan trọng nhất). Hiện nay trên thị trường có các đai thông dụng như FM, A, B, D, C tương ứng với kích thước chiều rộng là 10, 13, 17, 22, 32, 38.
Phần số: Thể hiện chu vi của phần đai (chiều dài đai được tính theo vòng trong, vòng ngoài hoặc vòng trung bình).
Ứng dụng dây curoa trong ngành xe?
Dây curoa là phụ kiện đóng vai trò quan trọng trong ngành xe, tùy theo dòng xe ô tô hay xe máy mà có những loại chuyên dùng khác nhau:
→ Dành cho ô tô
-
Dây curoa cam(Timing belt)
Loại dây này thường nằm dưới lớp vỏ bảo vệ của trục cam và phía trước của động cơ. Có chức năng đồng bộ quá trình xoay của trục cam và trục khuỷu, bên cạnh đó cũng tối ưu sự phối khí cho các xi lanh trong quá trình động cơ hoạt động. Dây curoa cam còn có chứa nylon nên có độ bền vượt trội hơn các loại dây khác, được ứng dụng cho các dòng xe có phân phối nhỏ và có mức công suất trung bình.
-
Dây curoa thang( V-belt)
Được bắt nguồn từ trục khuỷu rồi chạy qua các bộ phận khác như máy nén AC, máy phát điện,… và cung cấp năng lượng cho các bộ phần này hoạt động. Việc 1 đai trong dây curoa thang bị hỏng sẽ không ảnh hưởng đến chức năng của động cơ.
-
Dây curoa Serpentine
Dây đai nằm ngoài khối động cơ ô tô, sở hữu kết cấu mỏng và dài. Curoa Serpentine sẽ được kết nối với trục khuỷu và cung cấp năng lượng cho một số thiết bị ngoại vi. Dây bị hỏng sẽ dẫn đến các bộ phận khác của xe ngừng hoạt động. Sau một thời gian sử dụng dây sẽ có hiện tượng bị mòn vì phải len qua nhiều khoang và hoạt động liên tục, vậy nên cần được kiểm tra định kỳ.
→ Dành cho xe máy
Xe máy cũng cần có dây curoa để máy có thể hoạt động một cách trơn tru và bền bỉ. Sau đây sẽ là một số mẹo lựa chọn mà anh em có thể tham khảo:
- Lựa chọn sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng như SYM, Yamaha,… để đảm bảo được chất lượng và tiết kiệm chi phí.
- Tìm hiểu thông tin sản phẩm rõ ràng, nắm chắc các thông số kỹ thuật, kích thước, màu sắc,…
- Kiểm tra kỹ sớ bố của dây sao cho không có hở rãnh và phải mịn đều.
Phân loại dây curoa và những thông số cần biết
#1 Curoa thang (V-belt)
Còn được gọi với cái tên khác là dây đai hình chữ V sở hữu 3 loại cơ bản gồm:
- Multiple V-belt: Dây cổ điển có các bản A-B-C-D-E với đa dạng kích thước tiết diện.
- Narrow V-belt: Dây curoa này dẹp dày hơn và có phần tiết diện hẹp hơn dây đai cổ điển. Bao gồm các loại như SPB, SPZ, SPA hay SPC.
- Siêu dây curoa thang: Loại dây thang này có cấu tạo khá khác biệt 2 loại dây trên nên tối ưu hóa được chịu tải của dây. Sở hữu 3 loại cơ bản là 3V, 5V và 8V.
#2 Dây curoa răng (Timing Belt)
Tương tự như những kiểu curoa khác, dây răng cũng có nhiều loại khác nhau để đáp ứng được tối đa nhu cầu sử dụng:
- Dây curoa răng vuông 1 mặt: Sở hữu nhiều loại như L, H, XH, XXH, MXL, XL,… chúng khác nhau về bước răng cũng như kích thước của răng.
- Curoa răng tròn 1 mặt: Điểm nổi bật của dây này là hoạt động êm ái, tiêu biểu như S2M, S5M, S8M, S14M, S20M.
- Dây đai curoa 2 mặt răng: Gồm dây răng tròn 2 mặt răng và dây răng vuông, được sử dụng cho những hoạt động yêu cầu đặc biệt hơn.
#3 Curoa dẹt (Flat belt)
Hay được gọi với tên dây curoa rãnh dọc, sở hữu 3 loại chính là PJ, PK và PL. Áp dụng cho các máy móc có yêu cầu công suất chuyển động lớn, vận hành liên tục cùng độ biến thiên về công suất, tốc độ.
Cách tính chiều dài dây Curoa
Hiện nay có cách tính phổ biến được áp dụng cho việc tính chiều dài dây đai như sau:
Trong đó:
- Chiều dài của curoa: L
- Khoảng cách tâm của 2 puly: a
- Đường kính của puly 1: d1
- Đường kính của puly 2: d2
Từ công thức trên ta có thể suy ra công thức tính kích thước của dây đai curoa như sau: L = L(mm)/25.4, sau đó làm tròn số nguyên kết quả để biết được số của dây đai và cũng suy ra được chiều rộng của dây đai.
TOP 07 thương hiệu dây curoa nổi tiếng
Anh em có thể tham khảo một số thương hiệu nổi tiếng về dòng sản phẩm để lựa chọn đáp ứng nhu cầu sử dụng của mình:
#1 Optibelt Germany
Là sản phẩm dây đai curoa nổi tiếng trên thị trường được sản xuất bởi Tập Đoàn Arntz Optibelt Group – thương hiệu nổi tiếng tại Đức, sản phẩm được giới chuyên môn đánh giá cao cho hiệu suất truyền động hiệu quả và tuổi thọ bền.
#2 Contitech
Dây đai curoa thương hiệu Contitech được sản xuất theo công nghệ G8 nên đạt chất lượng cao. Bên cạnh đó còn được cấu tạo bởi cao su và công nghệ Conti để đảm bảo được tính an toàn, thiết kế bước răng và góc nghiêng tối ưu được truyền lực.
#3 Gates
Thương hiệu dây đai curoa Gates đến từ Mỹ nổi tiếng với các dòng sản phẩm dây đai Synchronous, dây đai curoa cao su, dây đai điều điều khiển máy móc… hướng đến sử dụng trong các hãng xe hơi số một thế giới như Mercedez- Benz, BMW, Mazda, Ford…
#4 Bando
Dây đai curoa Bando nổi tiếng nhất trên thị trường hiện nay, được sản xuất bởi thương hiệu có tiếng về chất lượng tại Nhật Bản. Các sản phẩm curoa được hãng ra mắt điều đáp ứng được các yêu cầu về thiết kế, chất lượng, tuổi thọ và tính hiệu quả trong công việc.
#5 Steigentech
Có xuất xứ từ Châu Âu, dây curoa thương hiệu Steigentech có mặt ở rất nhiều châu lục khác nhau gồm Châu Á và Châu Phi.
Các sản phẩm dây đai curoa của thương hiệu này đều được đánh giá cao về độ bền, đẹp và thân thiện với môi trường. Mang đến cho máy móc sự êm khi hoạt động, các bộ phận phối hợp trơn tru.
#6 Mitsusumi
Thêm một thương hiệu dây đai curoa có tiếng trên thị trường nữa chính là Mitsusumi đến từ Thái Lan, chuyên được sử dụng trong các ngành công nghiệp nặng như khai thác khoáng, đóng tàu, máy xay,…
Giá của sản phẩm được đánh giá cao hơn các loại khác, tuy nhiên chất lượng mang lại tương thích.
#7 Mitsuboshi
Mitsuboshi là sản phẩm đến từ thương hiệu chuyên sản xuất dây đai curoa công nghiệp và nông nghiệp tại đất nước Nhật Bản. Các mẫu mã và thiết kế của thương hiệu này được đánh giá cao, cùng với đó và chất lượng.
Sự đa dạng các dòng sản phẩm khác nhau cũng mang đến cho khách hàng được nhiều sự lựa chọn.
Giải đáp thắc mắc vê dây đai curoa
→ Làm sao nhận biết dây đai curoa bị đứt?
Sau đây là một số dấu hiệu cho biết dây curoa bị đứt mà anh em sử dụng dòng xe tay ga sẽ không để ý, điều này đôi khi dẫn đến không hiệu quả:
- Lúc khởi động xe nghe tiếng máy không êm, sự chuyển động của xe lúc ban đầu rất chậm và nặng nề, không thấy được sự linh hoạt.
- Lốc nồi của xe phát ra âm thanh cọ rít, cảm nhận như các bộ phận khác của máy bị thiếu nhớt.
- Trong lúc di chuyển xe có hiện tượng giựt chứ không mượt khi chạy trên đường trường, đặc biệt lúc thả tay ga sẽ dẫn đến việc tắt máy.
→ Thay dây đai curoa giá bao nhiêu?
Chi phí của dây curoa sẽ phụ thuộc vào nhãn hiệu, kích thước, chất lượng và dòng xe mà anh em muốn thay. Mỗi hãng xe sẽ có dòng dây khác nhau vậy nên giá thành cũng khác nhau, nhưng thường sẽ dao động trong khoảng từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Tuy nhiên để tiết kiệm được chi phí và mua được sản phẩm chất lượng chính hãng thì anh em nên tìm hiểu mua tại những đại lý uy tín, không nên mua ở những nơi không có nguồn gốc sản phẩm rõ ràng để đảm bảo an toàn cho xe mình cũng như chính bản thân trong lúc di chuyển hoặc vận hành máy.