Router (bộ định tuyến): cấu tạo & cách hoạt động (2022) là thiết bị mạng chuyển tiếp gói dữ liệu giữa các mạng máy tính. Bộ định tuyến thực hiện các chức năng định hướng lưu lượng trên Internet. Dữ liệu được gửi qua internet, chẳng hạn như trang web hoặc email, ở dạng gói dữ liệu

Router rất phổ biến trong lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền dữ liệu trong gia đình, văn phòng, các xí nghiệp,…. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ về thiết bị này. Bài viết dưới đây sẽ giúp anh em tìm hiểu về router là gì? Cấu tạo và hoạt động của nó như thế nào?

Router là gì?

Hay còn gọi là bộ định tuyến hoặc thiết bị định tuyến. Đây là một thiết bị mạng máy tính được dùng để chuyển tiếp gói dữ liệu giữa các mạng máy tính. Router thực hiện các chức năng định hướng lưu lượng trên internet.

Định nghĩa router

Và dữ liệu sẽ được gửi qua mạng internet thông qua các trang web hoặc email ở dạng gói dữ liệu. Một gói dữ liệu thường được chuyển từ Router này sang router khác cho đến khi nào đến được đích gửi thì mới dừng lại.

Router wifi là bộ phát wifi được sử dụng rất phổ biến hiện nay ở khắp mọi nơi từ gia đình đến cửa hàng, văn phòng. Bộ phát wifi cho phép người dùng chia sẻ kết nối internet tới các thiết bị điện tử như laptop, máy tính, điện thoại,….

Thông qua đó, người dùng có thể đọc báo, xem phim, làm việc, trò chuyện, gửi tin tức, chơi điện tử thoải mái từ nhiều thiết bị, nhiều người dùng mà không bị hạn chế như 3G.

Khái niệm router

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại Router khác nhau với giá cả đa dạng. Tuy nhiên cách thức hoạt động của chúng đều dựa trên nguyên tắc chung. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng của từng người có thể chọn loại phù hợp.

→ Cấu tạo router

Router có cấu tạo thường gồm :

Cấu tạo router

  • Cổng mạng LAN là mạng cục bộ (có thể có 1 hoặc nhiều cổng mạng LAN)

Hiện nay thường các Router đều có 2 cổng LAN trở lên giúp kết nối từ modem chính đến các thiết bị đầu cuối (tivi, laptop, máy tính,…) để sử dụng mạng internet thông qua cáp mạng. Trên thị trường cổng LAN cũng rất đa dạng với nhiều tốc độ khác nhau đáp ứng được độ truyền tải cao và nhanh chóng.

  • Cổng WAN

Là mạng diện rộng (có 1 hoặc 2) nhưng thường sử dụng là 1, nhưng đối với một số Router chuyên dùng thì sẽ có 2 cổng WAN. Cổng Wan nằm ở mặt sau Router, được sử dụng để kết nối với modem để truy cập internet từ nhà cung cấp ISP để tận dụng lợi thế của mạng internet trên tất cả các thiết bị được kết hợp với nó.

  • Anten

Loại phát sóng wifi có thể là anten ngoài hoặc ăngten ngầm. Hiện nay, phổ biến thường là anten ngoài, số lượng anten càng nhiều thì càng tăng cường độ phát sóng Wifi hơn.

Ngoài ra, cấu tạo Router còn có cổng cắm điện và một số nút chuyên dụng, đèn tín hiệu,….

→ Nguyên lý hoạt động Router WiFi

Để Router WiFi hoạt động và phát sóng được Wifi thì đầu tiên cần phải kết nối Router với Modem thông qua dây cáp mạng nối từ cổng LAN trên modem chính thông qua các cổng WAN hoặc LAN tùy chế độ hoạt động của thiết bị người dùng.

Nguyên lý hoạt động Router WiFi

Các thiết bị trong hệ thống mạng đều có IP riêng cho định tuyến truyền dữ liệu một cách chính xác nhân. Quy trình này được thực hiện trong một khoảng thời gian rất ngắn và không làm gián đoạn đường truyền hay sự cố ngắt kết nối trong khi sử dụng mạng internet.

Như vậy, Router sẽ có nhiệm vụ gửi gói dữ liệu giữa 2 hoặc nhiều hệ thống mạng. Nó là điểm phát sóng WiFi để các thiết bị nhận (điện thoại, máy tính, tivi,…) kết nối thông qua sóng WiFi hoặc LAN để kết nối và sử dụng các dịch vụ mạng internet.

→ Chức năng bộ định tuyến

Sau khi đã biết router là gì và nguyên lý làm việc của nó như thế nào thì chắc hẳn anh em cũng đã biết được chức năng của bộ định tuyến là gì rồi. Hiểu một cách đơn giản chức năng của bộ định tuyến là truyền tải dữ liệu giữa các mạng.

Chức năng bộ định tuyến

Bộ định tuyến sẽ đảm bảo từng vị trí thiết bị đều có một số duy nhất để gói dữ liệu sẽ được gửi đúng vị trí đích đến một cách chính xác. Ngay cả khi nhiều thiết bị gửi dữ liệu gửi cùng một lúc thì bộ định tuyến vẫn xử lý rất nhanh và chuẩn xác.

Nhờ đó, các đường truyền mạng được phân phối đều hơn tới tất cả các thiết bị sử dụng mạng internet trong khu vực.

Thiết bị định tuyến có tốt không?

Để đánh giá được thiết bị định tuyến có tốt không, anh em hãy tìm hiểu các ưu và nhược điểm sau nhé.

→ Ưu điểm

Dễ nhận thấy, router ngày nay được sử dụng phổ biến gần như là một thiết bị công nghệ không thể thiếu. Lý do đơn giản là nó có nhiều ưu điểm như:

  • Cho phép phân phối các gói dữ liệu một cách có tổ chức giúp giảm tải dữ liệu truyền tải.
  • Giúp chia sẻ kết nối mạng với nhiều thiết bị khác nhau như tivi, điện thoại, laptop, máy tính bảng,…qua đó giúp tăng hiệu suất làm việc.

Ưu điểm bộ định tuyến

  • Router giúp kết nối ổn định, đường truyền nhanh chóng và đáng tin cậy với độ bảo mật cao giữa các host mạng.
  • Ngoài ra, trong trường hợp bộ phận chính không chuyển được gói dữ liệu, router có thể sử dụng những bộ phận thay thế.

→ Nhược điểm

Dù có nhiều ưu điểm nhưng đôi khi router cũng tồn tại vài vấn đề chẳng hạn như nhiều máy tính sử dụng thì kết nối có thể chậm hoặc làm giảm kết nối mạng.

Nhược điểm bộ định tuyến

Có bao nhiêu loại Router?

Trên thị trường có nhiều loại Router, có thể kể đến như:

#1 Core Router

Loại Router này thường được các nhà cung cấp dịch vụ hoặc đám mây (Google, Amazon,…) sử dụng. Các doanh nghiệp này cung cấp băng thông tối đa để kết nối các Router hoặc switch bổ sung.

Core Router

Router này thích hợp dùng cho các tập đoàn lớn, có nhiều nhân viên trong khi đó hầu hết các công ty nhỏ không cần Core Router.

#2 Edge router

Edge Router hay còn được biết đến là gateway router. Nó là điểm kết nối ngoài cùng của mạng kết nối với các Router khác nhằm phân phối dữ liệu cho người dùng cuối.

Edge router

Dòng này thường không cung cấp WiFi thay vào đó là cổng Ethernet, một đầu vào để kết nối với mạng internet và một sử dụng đầu ra để kết nối với các Router bổ sung.

#3 Wired Router (Router có dây)

Dòng router có dây kết nối với máy tính thông qua dây cáp, có hai cổng. Một cổng kết nối với Modem để nhận gói dữ liệu mạng internet và một cổng khác thì kết nối với máy tính để phân phối gói dữ liệu.

Router có dây

Router này sử dụng tường lửa SPI để gia tăng tính bảo mật trong quá trình chuyển các gói dữ liệu.

#4 Wireless router (router không dây)

Wireless Router không dây được sử dụng rất nhiều trong mạng gia đình và truy cập mạng internet.

router không dây

Dòng sản phẩm không dây phân phối dữ liệu bằng cách sử dụng một hoặc nhiều anten và thiết lập mạng cục bộ không dây (WiFi).

#5 Virtual Router (Router ảo)

Phần mềm Router ảo cho phép sử dụng một số chức năng được ảo hóa trên đám mây và phân phối dưới dạng service. Những Router này được sử dụng lý tưởng cho các doanh nghiệp lớn.

Virtual Router

Nó giúp cung cấp linh hoạt, chi phí rẻ và khả năng mở rộng dễ dàng. Đồng thời, nó còn giúp giảm tải bớt việc quản lý phần cứng mạng cục bộ.

Hướng dẫn sử dụng Wifi Router

→ Cách chọn bộ định tuyến tốt như thế nào?

Để chọn được bộ định tuyến tốt cho nhu cầu công việc, giải trí cần phải cân nhắc nhiều yếu tố như:

– Tốc độ kết nối nối nhanh, đường truyền ổn định. Thường thì tốc độ truy cập của Router WiFi nằm trong khoảng 150mbps đến hàng ngàn Mbps.

– Phạm vi phát sóng rộng được thể hiện qua số lượng và hiệu suất của anten. Đối với các trường hợp như nhà có cư dân đông, văn phòng, hay tường dày thì nên chọn loại Router Wifi hỗ trợ tốt các vấn đề này.

– Độ bảo mật cao thường là WP2 có độ bảo mật khá an toàn.

Cách chọn bộ định tuyến

– Trên thị trường các Router thường có 2 loại băng tầng đơn và băng tần kép. Nên chọn loại băng tần kép hoạt động ổn và có độ bền cao hơn.

– Đối với các dòng Router cao cấp sẽ có thêm Ram và bộ xử lý. Dung lượng Ram càng lớn, bộ xử lý càng mạnh thì các tác vụ càng nhanh và mượt mà hơn.

– Các Router tốt nhất luôn được sản xuất và cung cấp bởi các thương hiệu uy tín, được nhiều người biết đến như Asus, Tp-Link, D-Link,…

→ Router khác gì Modem?

Vì các modem hiện đại thường được trang bị router tích hợp, nên sự khác biệt giữa modem và router thường không được nhiều người quan tâm lắm. Nhưng bất kỳ ai còn nhớ về những ngày đầu của Internet đều biết rằng chúng có các chức năng riêng biệt.

Modem và Router

Hiện nay các Modem hiện đại đều được trang bị Router tích hợp. Vì vậy, sự khác biệt giữa chúng không được nhiều người quan tâm. Về cơ bản Modem kết nối với Internet qua ISP ( Internet Service Provider) và dùng Router để kết nối nhiều thiết bị trong mạng, gồm cả Modem.

Nói cách khác, Modem có chức năng chuyển đổi tính hiệu trong khi điều phối tín hiệu là công việc của Router

→ Khi nào cần dùng Router?

Dù chỉ cần dùng Modem để kết nối Internet cho một thiết bị nhưng để đảm bảo tính bảo mật thì nên sử dụng Router. Bộ định tuyến giúp cung cấp Internet cho nhiều thiết bị hoạt động cùng lúc. Điều này giúp nâng cao năng suất và tiết kiệm nhiều chi phí.

Khi nào cần dùng Router

Người dùng cần Router giúp chia sẻ dữ liệu với các thiết bị cụ thể một cách đơn giản và nhanh chóng. Nếu không có Router dữ liệu sẽ không được gửi đúng thiết bị. Ngoài ra, Router rất cần thiết với điện thoại thông minh, nó cho phép chúng giao tiếp với nhau như một mạng cục bộ.

Chúng ta có thể sử dụng mạng cục bộ khi không có Internet hoặc Modem nhưng không thể không có Router.

Các giao thức thiết bị định tuyến

Router có các giao thức giúp xác định và nhận diện các Router khác trên mạng, theo dõi các điểm đến và đưa ra quyết định về nơi gửi dữ liệu.

#1 Open Shortest Path First (OSPF)

Giao thức này được sử dụng để tìm đường dẫn tốt nhất cho các gói khi chúng đi qua tập hợp các mạng kết nối. Giao thức này được chỉ định bởi IETF (Engineering Task Force) một trong số các Interior Gateway Protocol (IGP).

Open Shortest Path First

#2 Border Gateway Protocol (BGP)

BGP giúp quản lý các gói được định tuyến trên Internet thông qua việc trao đổi thông tin giữa các Edge Router.

Border Gateway Protocol

Giao thức BGP cung cấp đường truyền ổn định và đảm bảo cho Router thích ứng nhanh chóng và gửi gói dữ liệu thông qua các kết nối khác nếu đường dẫn mạng Internet gặp sự cố.

#3 Interior Gateway Routing Protocol (IGRP)

IGRP xác định thông tin định tuyến giữa các cổng, sau đó có thể được sử dụng bởi các giao thức mạng khác nhằm chỉ định cách thức truyền tải.

Interior Gateway Routing Protocol

#4 Enhanced Interior Gateway Routing Protocol (EIGRP)

Enhanced Interior Gateway Routing Protocol

Giao thức này được phát triển từ IGRP. Nó giúp truy tìm tuyến đường mới nếu một Router không thể tìm thấy đường đến đích. Nó sẽ thông báo về sự thay đổi khi các mục trong bảng định tuyến thay đổi ở một trong các Router.

#5 Exterior Gateway Protocol (EGP)

EGP giúp xác định các thông tin định tuyến được sử dụng giữa các máy chủ trên Internet để trao đổi thông tin định tuyến.

Exterior Gateway Protocol

#6 Routing Information Protocol (RIP)

Đây là giao thức ban đầu để xác định các Router nên chia sẻ thông tin khi di chuyển lưu lượng trong các nhóm mạng cục bộ được kết nối với nhau.

Routing Information Protocol

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.